Đường đi Đà Lạt từ TPHCM không qua đèo Bảo Lộc bằng ô tô gần nhất
Từ TPHCM đi Đà Lạt nên đi đường nào gần nhất có lẻ là thắc mắc của rất nhiều người ? Đường đi Đà Lạt không qua đèo Bảo Lộc có nhanh hơn không ? Đi Đà Lạt bằng ô tô nên chọn đường nào ? Hãy cùng Xe Sài Gòn tham khảo ngay bài viết bên dưới đây để biết thêm thông tin nhé ?
Từ TPHCM đi Đà Lạt bao nhiêu km ? bao nhiêu tiếng ?
Nhiều khách du lịch thắc mắc từ TPHCM đến Đà Lạt bao nhiêu tiếng, Sài Gòn đi Đà Lạt bao nhiêu km? Thực tế, khoảng cách từ Sài Gòn đến Đà Lạt được cập nhật trên Google Maps là 309km.
Thời gian di chuyển có thể biến đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tùy vào phương tiện di chuyển, thời tiết nắng hay mưa, thời gian đi trong ngày và lượng xe lưu thông trên đường mà khoảng thời gian di chuyển nhanh hay chậm. Thông thường bạn chỉ mất khoảng 6 – 7 tiếng khi đi xe khách, 8 – 9 tiếng đi xe máy và 1 tiếng khi đi máy bay đến Đà Lạt.
Chinh phục 6 cung đường Sài Gòn đi Đà Lạt đẹp
Từ ngày cao tốc Phan Thiết Dầu Giây mở ra, có rất nhiều cung đường đi Đà Lạt nhanh nhất để các bạn lựa chọn. Mỗi cung đường đều có các thuận lợi và khó khăn khác nhau, dưới đây là những cung đường mà bạn có thể tham khảo:
Cung đường đèo Bảo Lộc
Đèo Bảo Lộc hay còn gọi là đèo B’Lao một trong những cung đường đi Đà Lạt phổ biến nhất từ TPHCM và các tỉnh phía nam. Tọa lạc trên dãy núi Lu Bu thuộc thung lũng Đạ Huoai và cao nguyên Di Linh, nối liền thị trấn Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai và xã Đại Lào, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Khi đến đèo bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ hòa quyện giữa núi non và thung lũng xanh biếc tạo nên bức tranh thiên nhiên hoang sơ tuyệt vời.
Ưu điểm: là đường quốc lộ rộng lớn, có nhiều trạm dừng chân, cây xăng ăn uống dọc đường, đường đi Đà Lạt ngắn nhất
Nhược điểm: kẹt xe, trạm thu phí nhiều, đi qua nhiều khu dân cư, và nhiều chốt giao thông trên đường.
Lộ trình: Từ thành phố Hồ Chí Minh – Cao tốc Long Thành Dầu Giây – Quốc lộ 20 – đèo Chuối – đèo Bảo Lộc – đèo Prenn – Đà Lạt
Xem ngay: Bảng giá thuê xe đi Đà Lạt năm 2025
Cung đường đèo Gia Bắc
Đèo Gia Bắc hay còn được gọi là đèo Di Linh, nằm trên Quốc lộ 28 và dài khoảng hơn 10km. Không ai biết thời gian thành lập nhưng mọi người chỉ biết tuổi đời của đèo cũng lên 100 năm. Đây là cung đường nối huyện Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận) với huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng).
Lộ trình: Từ thành phố Hồ Chí Minh – Cao tốc Long Thành Dầu Giây – Cao tốc Dầu Giây Phan Thiết – Quốc lộ 28 – đèo Gia Bắc – quốc lộ 20 – đèo Prenn – Đà Lạt.
Cung đường đèo Đại Ninh
Đèo Đại Ninh thuộc tuyến quốc lộ 28B, nằm trên con đường nối liền thành phố biển Phan Thiết và phố núi Đà Lạt. So với đèo Gia Bắc đèo Đại Ninh vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ nguyên thủy. Điều này thể hiện rõ qua sự vắng bóng xe cộ qua lại và sự bình yên của không gian xanh biếc. Đây cũng là nơi bắt đầu cho những chuyến hành trình trải nghiệm khám phá thiên nhiên và thách thức tay lái của nhiều “phượt thủ”
Ưu điểm: đi được nhiều đường cao tốc hơn, ít kẹt xe hơn, thời gian di chuyển ngắn hơn
Nhược điểm: Hiện tại đường đang xuống cấp nên rất xấu và đi rất nguy hiểm, không phù hợp cho xe 16 chỗ ngồi trở lên
Lộ trình: Từ thành phố Hồ Chí Minh – Cao tốc Long Thành Dầu Giây – Cao tốc Dầu Giây Phan Thiết – Quốc lộ 28B – đèo Đại Ninh – quốc lộ 20 – đèo Prenn – Đà Lạt.
Cung Đường Đèo Ngoạn Mục
Cung được này cũng đang được rất nhiều người lựa chọn khi cao tốc Vĩnh Hảo – Cam Lâm đưa vào sử dụng. Đèo Ngoạn Mục hay là đèo Sông Pha và được biết với các tên cũ là đèo Bellevue, nằm trên tuyến quốc lộ 27 với chiều dài hơn 20km ở ranh giới huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) và huyện Đơn Dương (Lâm Đồng).
Ưu điểm: thời gian đi cao tốc toàn phần, quốc lộ 27 hướng từ Ninh Sơn lên Đà Lạt đường đẹp, thoáng, ít xe lớn.
Nhược điểm: là di chuyển quảng đường dài hơn tầm 430km, phí cao tốc nhiều hơn
Lộ trình: Xuất phát từ Hồ Chí Minh – Cao tốc Long Thành Dầu Giây – Cao tốc Dầu Giây Phan Thiết – Cao tốc Vĩnh Hảo Cam Lâm – quốc lộ 27 – đèo Ngoạn Mục – quốc lộ 20 – đèo Prenn – Đà Lạt.
Xem ngay: Bảng giá thuê xe đi Phan Thiết năm 2025
Cung đường đèo Khánh Lê (đèo Omega)
Nằm trong top những cung đường Sài Gòn đi Đà Lạt đẹp nhất không thể nào bỏ qua đèo Khánh Lê. Ngoài ra đèo còn có các tên gọi khác như là: đèo Omega, đèo Hòn Giao, đèo Bidoup, đèo Long Lanh hay là đèo Khánh Vĩnh, đi qua tuyến quốc lộ 27C và nối huyện Khánh Vĩnh ( Khánh Hòa) và huyện Lạc Dương (Lâm Đồng).
Lộ trình: Từ TP Hồ Chí Minh – quốc lộ 1A – Nha Trang – quốc lộ 27C – đèo Khánh Lê – Lạc Dương – Đà Lạt
Cung đường đèo Tà Nung
Đèo Tà Nung chắc hẳn là con đường đèo quá đỗi quen thuộc với mọi “phượt thủ” khi nhắc đến Đà Lạt. Cung đường nằm trên tỉnh lộ 725 với chiều dài khoảng 30km, đây cũng là điểm kết nối huyện Lâm Hà, thành phố Đà Lạt. Cung đường này song song với quốc lộ 20, từ thị trấn Đà Hoai đến Thành phố Đà Lạt và mang đến trải nghiệm thú vị cho những ai muốn tránh kẹt xe và tận hưởng không gian mở trên đường.
Ưu điểm: cảnh đẹp hơn và yên tĩnh hơn, mang theo vẻ đẹp nhẹ nhàng của vùng quê. Cảm giác đứng ở đỉnh nhìn xuống đồi núi thấp trải rộng vô cùng tuyệt vời.
Nhược điểm: xa hơn các cung đường khác, đường chỉ thích hợp cho xe nhỏ di chuyển như xe 4, 7 hoặc 16 chỗ
Lộ trình: Xuất phát từ TP Hồ Chí Minh – Trị An – Nam Cát Tiên – Đạ Tẽ – Đèo Con Ó – Bảo Lâm – Đèo Tà Nung – Đà Lạt
Đường đi Đà Lạt không qua đèo Bảo Lộc
Nếu các bạn muốn tìm đường đi Đà Lạt không qua đèo Bảo Lộc thì có thể lựa chọn cung đường sau, đây là cung đường đi Đà Lạt không qua đèo Bảo Lộc nhanh nhất mà bạn có thể tham khảo:
- TPHCM – Cao Tốc Long Thành Dầu Giây --> Cao tốc Phan Thiết Dầu Giây --> Cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết --> Quốc lộ QL28B (Đèo Đại Ninh) --> Đà Lạt
Ưu điểm
- Hiện tại đường vắng, cao tốc chưa thu phí. Chỉ thu phí đoạn vào hoặc ra cao tốc đi Phan Thiết
- Đi né được khúc Đồng Nai ban ngày đông, đi rất kẹt xe
Nhược điểm
- Chỗ đoạn QL28B – đèo Đại Ninh đường nhỏ nhiều ổ gà, chỉ nên đi ban ngày.
- Từ Đoạn vào quốc lộ 28B tầm 10km có 1 cây xăng petro thì toàn tuyến ~200km không thấy cây xăng. Nguyên đoạn cao tốc Vĩnh Hảo – Dầu Giây không có cây xăng, nên phải đổ xăng trước, nếu hết xăng thì hơi bất tiện.
- Dân cư vắng có rất ít quán xá ở 28b, đi toilet hơi khó. Cao tốc Vĩnh Hảo – Dầu Giây thì hiện tại không thấy có trạm nghỉ giữa đường nên cũng hơi bất tiện
Trên là những chia sẻ để các bạn có thể lựa chọn đường đi Đà Lạt phù hợp với chuyến đi của mình. Nếu các bạn có nhu cầu thuê xe đi Đà Lạt hãy liên hệ ngay với Xe Sài Gòn để được tư vấn nhé !
Xe Sài Gòn
- Địa chỉ: 104 Bùi Đình Tuý, P.12, Q. Bình Thạnh, TPHCM
- Hotline: 0826. 20. 40. 60
- Email: info.xesaigon@gmail.com
- Website: https://xesaigon.vn/
- Fanpage: https://ift.tt/62GtdEe
Nhận xét
Đăng nhận xét